Tìm kiếm nhanh

Chế phẩm sinh học hữu cơ vi sinh Tricho 500g (chứa nấm đối kháng Trichoderma,Bacillus subtilis,Streptomyces spp) - Trichoderma fungi 500g

Thương hiệu: ĐT02 | Xem thêm các sản phẩm Phân bón của ĐT02
CÔNG DỤNG:+ Phòng ngừ hiệu quả bệnh vàng lá, thối rễ, lở cổ rễ, nứt thân, xì mủ, chạy dây, chết nhanh, nấm hồng… do nấm bệnh như Furasium spp., Rhizoctonia solani, Phytophthora spp., Pythium spp.,Cor...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Chế phẩm sinh học hữu cơ vi sinh Tricho 500g (chứa nấm đối kháng Trichoderma,Bacillus subtilis,Streptomyces spp) - Trichoderma fungi 500g

CÔNG DỤNG:

+ Phòng ngừ hiệu quả bệnh vàng lá, thối rễ, lở cổ rễ, nứt thân, xì mủ, chạy dây, chết nhanh, nấm hồng… do nấm bệnh như Furasium spp., Rhizoctonia solani, Phytophthora spp., Pythium spp.,Corticium spp.,… và tuyến trùng hại rễ gây ra.

+ Cung cấp dưỡng chất dễ tiêu và hệ vi sinh vật có ích giúp cải tạo đất, phục hồi, bảo vệ bộ rễ và kích thích rễ cây phát triển cực mạnh.

+ Tăng khả năng sinh trưởng, phát triển cây trồng. Tăng năng suất và chất lượng nông sản.

+ Phân giải nhanh lân khó tiêu, cellulose, chitin, lignin, pectin,… thành chất dễ tiêu giúp cây trồng hấp thu tốt.

+ Trên lúa: phòng ngừa ngộ độc hữu cơ, đạo ôn lá và cổ bông do các loại nấm bệnh gây ra.

Dùng ủ phân, xử lý rác hữu cơ, làm đệm sinh học nuôi gia cầm gia súc

 

* HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

+ Lúa: 0,3–0,5 kg/ 1000 m2

  • Trộn vào giống trước khi gieo hạt.
  • Phun đều lên mặt ruộng trước khi gieo sạ 7–10 ngày.
  • Phun định kỳ 7–10 ngày/lần từ lúc lúa 30 ngày đến sau khi trổ đều.

(Tiến hành theo các bước: tháo cạn nước --> phun Điền Trang - Tricho --> cày xới --> sạ).

+ Cây ăn trái, cây công nghiệp, rau màu: pha 0,5–1 kg/ 1000 m2 vào 200 lít nước phun hoặc tưới trên các loại cây trồng.

+ Xử lý phân hữu cơ: 500g cho 500kg nguyên liệu cần ủ thành phân hữu cơ, có thể dùng ít nguyên liệu hơn cho nguyên liệu mau hoai mục

+ Cây hoa cảnh và rau: bón trực tiếp mỗi gốc 10-20g hoặc pha nước tưới mỗi tuần, đặc biệt giúp các loại hoa lan hoa hồng kháng lại các bệnh nấm hay gặp

 

* Hướng dẫn ủ phân vi sinh từ rác thải hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp:

+ Nguyên liệu: 500g chế phẩm trichoderma + 500kg rác thải hữu cơ (rau, cỏ, phân bò, lá cây, xác động vật chết,lục bình,...)

+ Sơ chế nguyên liệu: nguyên liệu cần có kích thước càng nhỏ càng tốt, nên có thể bâm xay ra thành mảnh nhỏ, bổ sung thêm nước cho độ ẩm nguyên liệu khoảng 70%(dùng tay nắm chật nước mới rỉ ra là được)

+ Trộn và ủ: nguyên liệu trộn đều với chế phẩm, nên đổ thành đóng trên nền vải bạc hay ximăng(để giữ nhiệt và đọ ẩm), để nơi có nhiều nắng, phủ bạt hay đậy nắp lại, mỗi 15 ngày đảo đóng ủ 1 lần, tùy theo nguyên liệu là loại gì mà thời gian cho ra phân vi sinh thành phẩm từ 30-50 ngày.

HƯỚNG DẪN Ủ PHÂN HỮU CƠ CÓ SỬ DỤNG NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA

 

Qui trình ủ phân hữu cơ vi sinh:

 

I. Nguyên vật liệu:

 

3-4kg chế phẩm vi sinh Trichoderma của công ty Trách nhiệm hữu hạn Điền Trang.

30kg phân super lân (không sử dụng phân lân nung chảy)

Dung dịch uréa tỉ lệ 1% (1kg uréa hòa tan trong 100 lít nước)

Phân chuồng hoai mục 1 bao (dùng trộn với nấm Trichoderma làm cho nấm phân tán được đều khi phối trộn)

1 tấn phân chuồng (hoặc 40% phân chuồng + 60% mụn dừa)

Bạt lót trải + bạt đậy phủ (kích thước 6m x 6m)

II. Quy trình:

 

Trộn đều phân lân super, phân chuồng hoai mục, chế phẩm Trichoderma Điền Trang lại với nhau

Trộn đều mụn dừa, phân chuồng, phụ phế phẩm nông nghiệp và hỗn hợp nấm Trichoderma kết hợp tưới dung dịch phân uréa để đạt ẩm độ 50-55% (dùng tay nắm chặt hỗn hợp thấy nước rịn ra kẽ tay là được)

Khi đống ủ cao từ 1-1,5m tiến hành dùng bạt nylon đậy kín lại. Sau 5-7 ngày kiểm tra lại độ ẩm, nếu thấy khô thì tưới nước bổ sung để đạt độ ẩm 50-55%

25-30 ngày sau tiến hành đảo trộn đống phân ủ, nếu thấy khô cần bổ sung nước tưới

45-60 ngày sau ủ kiểm tra nếu thấy phân hoai hoàn toàn thì đem sử dụng. Sản phẩm phân hữu cơ có thể trộn với phân NPK, phân uréa, phân lân, phân kali hoặc tro các loại trước khi bón cho cây trồng.

Chú ý: Không sử dụng vôi đá (CaO) để xử lý trong quá trình ủ. Quá trình ủ và trộn phân được thực hiện trên bạt trải lót.

TRICHODERMA - GIẢI PHÁP CHO NỀN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ BỀN VỮNG.

 

* THÀNH PHẦN:

Phân vi sinh siêu đậm đặc Điền Trang - Tricho gồm tập đoàn vi sinh vật có ích như:

  • Trichoderma spp.:   1 x 108 cfu/g
  • Bacillus subtilis:      1 x 108 cfu/g

Giới thiệu sơ lược và công dụng của từng loại vi sinh trong chế phẩm sinh học Tricho

1. Vi nấm có lợi Trichoderma spp

 Lợi ích Trichoderma

        Trong tự nhiên, đất chứa nhiều vi sinh vật sống chung với nhau. Chúng cạnh tranh nhau về không gian sinh sống và chất dinh dưỡng. Một số vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng, số khác là những sinh vật phân hủy các chất hữu cơ nhưng không gây hại cho cây trồng, số còn lại giúp ích cho cây trồng bằng cách đối kháng với vi sinh vật gây bệnh hoặc tăng cường khả năng kháng bệnh của cây, Trichoderma thuộc vào nhóm này, chúng sống trên các xác bã thực vật và các chất hữu cơ trong đất nhưng không gây hại cho thực vật, một số loài Trichoderma có khả năng ký sinh trên các loài nấm gây bệnh cho cây trồngmột số loài Trichoderma có khả năng ký sinh trên các loài nấm gây bệnh cho cây trồng. Các nấm bệnh có thể bị Trichoderma ức chế: Pythium, Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotinia và VerticilliumTrichoderma được xếp vào nhóm nấm nhỏ, phân bố ở hầu hết các loại đất trên thế giới. 

        Trichoderma vừa có khả năng phân hủy cellulose vừa có khả năng đối kháng lại các loài nấm gây bệnh ở thực vật nên việc dùngTrichoderma trong phân bón là lựa chọn tốt vừa bảo vệ được cây trồng, tăng thêm thu nhập, giảm chi phí đầu tư và bảo vệ môi trường 
Ngoài tính chất phân hủy trên, tính đối kháng của Trichoderma cũng được biết đến từ rất lâu, ấn phẩm đầu tiên được xuất bản vào năm 1887. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về tính đối kháng và khả năng ứng dụng như là phương thức chống lại các tác nhân gây bệnh trên cây trồng chỉ được bắt đầu vào khoảng giữa 2 cuộc thế chiến. Năm 1952, Wood thông báo về tính đối kháng của Trichoderma viride đối với nấm bệnh trên rau diếp là Botrytis cinerea. Ngày nay, người ta còn biết sử dụng Trichoderma để bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh nấm ở rễ (như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia; Phytophthora, ...) và cả các bệnh ở các phần trên mặt đất (như Botrytis cinerea).

Ngoài các ưu điểm như trên, khi dùng Trichoderma spp. còn có những ưu điểm khác như:
•    Không gây hại cho người và vật nuôi
•    Có phổ đối kháng rộng trên các loài nấm gây bệnh trên cây trồng
•    Sử dụng nhiều cơ chế để kháng lại các vi sinh vật gây bệnh
•    Tồn tại lâu dài trong đất nhờ khả năng tự sản sinh ra bào tử
•    Phát triển nhanh trong đất
•    Đẩy nhanh quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và kích thích tăng trưởng cây trồng

Lợi ích của Trichoderma:
•    Ứng dụng sản xuất phân hữu cơ
•    Bảo vệ rễ cây khỏi các tác nhân gây bệnh
•    Giảm thiểu việc dùng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt các nấm gây bệnh
•    Giảm thiểu dùng phân bón hóa học
•    Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

        Nhiều thương phẩm về kiểm soát sinh học đã được phép lưu hành, trong đó các chế phẩm có sử dụng Trichoderma được sử dụng ở nhiều quốc gia (New Zealand, Mỹ, Pháp, Đức, Israel, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, ...). Trichoderma được dùng rộng rãi trong các trồng trọt các loài rau, cây ăn quả, trồng hoa, nho và các cây trồng làm cảnh quan. 

 

 

2. Lợi khuân Bacillus subtilis:

Bacillus subtilis thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí hay kỵ khí tùy nghi. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 30 – 50oC. Nhiệt độ tối ưu là 37oC, pH thích hợp khoảng 7,0 – 7,4.Bacillus subtilis phân bố hầu hết trong môi trường tự nhiên, phần lớn ở trong đất, rơm rạ, cỏ khô.

Bacillus subtilis là trực khuẩn nhỏ, hai đầu tròn, bắt màu tím Gram (+), kích thước 0,5 – 0,8µm x 1,5 – 3µm, đơn lẻ hoặc thành chuỗi ngắn, có khả năng di động, có 8 – 12 lông, sinh bào tử hình bầu dục nhỏ hơn nằm giữa hoặc lệch tâm tế bào, kích thước từ 0,8 – 1,8µm.

Bacillus subtilis có khả năng tạo bào tử nên có thể tồn tại được trong các điều kiện môi trường thiếu dinh dưỡng, có các chất độc hại và nhiệt độ cao…

Bào tử Bacillus subtilis có dạng elip đến hình cầu, có kích thước 0,6 – 0,9 µm x 1,0 – 1,5 µm, được bao bọc bởi nhiều lớp màng với các thành phần lipoprotein, peptidoglycan… có khả năng chịu được pH thấp, có khả năng chịu nhiệt (ở 100oC trong 180 phút), chịu ẩm, tia tử ngoại, tia phóng xạ, áp suất, chất sát trùng, có thể sống vài năm đến vài chục năm.

Bacillus subtilis cần các nguyên tố C, H, O, N và một số nguyên tố vi lượng để phát triển; quan trọng nhất là carbon và nitơ; có khả năng dùng các hợp chất vô cơ làm nguồn carbon.

Bacillus subtilis ở thể hoạt động có thể tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học: vitamin, axit amin, kháng sinh, enzym protease, α-amylase và một số enzym có lợi khác.

Bacillus subtilis có khả năng làm ổn định pH, trung hòa độc tố, cung cấp ngay một số men cần thiết để giúp cho quá trình hấp thu dưỡng chất tốt hơn:

Enzyme amylase: thủy phân tinh bột và các sản phẩm chứa tinh bột thành đường glucose.

Enzyme protease: xúc tác quá trình thuỷ phân liên kết liên kết peptide trong phân tử protein, polypeptide đến sản phẩm cuối cùng là các amino acid.

Lipase: xúc tác quá trình thủy phân liên kết ester của chất béo tạo thành glycerol và acid béo.

Khả năng cạnh tranh của Bacillus subtilis đối với vi khuẩn gây bệnh trước tiên là ở số lượng tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, Bacillus subtilis còn có khả năng tiết ra các chất kháng sinh sinh học có tác dụng ức chế, cạnh tranh sự phát triển và tiêu diệt một số loài vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn Vibrio harveyi. Các chất sinh học này được tạo ra ngay cả khi Bacillus subtilis còn sống hay đã chết.

Bacillus subtilis tiêu thụ chất hữu cơ dư thừa, làm giảm lượng amoni, sunphit và nitrit trong nước, nâng cao chất lượng nước, làm giảm hàm lượng chất hữu cơ và làm giảm các khí độc trong nước.

 

Trong chế phẩm, Bacillus subtilis ở dạng chưa hoạt động nên tiến hành ủ tăng sinh vi khuẩn để chuyển Bacillus subtilis sang trạng thái hoạt động trước khi sử dụng.

3. Lợi khuẩn xạ khuẩn Streptomyces spp

Xạ khuẩn Actinomycetes, đặc biệt là Streptomyces sp. được biết là vi khuẩn hoại sinh có thể phân hủy chất hữu cơ, các polymer chuyên biệt như lignocellulose, tinh bột và kitin trong đất 

các loài Streptomyces spp. có thể ký sinh hoặc tấn công các nấm gây thối rễ như Fusarium, Rhizoctonia, Pythium, Phytophthora ..v…

Phòng ngừa các bệnh thực vật sinh ra từ đẩt, các loài nấm hại rễ Fusarium solani, Phytophthora sp., kích thích phát triển rễ mới …Chất kháng sinh tiết ra từ  xạ khuẩn sau khi tiếp xúc với mầm bệnh sẽ ức chế mầm bệnh, giúp cây hình thành rễ mới và kích thích tăng sức đề kháng cho cây trồng. 

Tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển.

Kích thích bộ rễ phát triển mạnh, giúp cho cây hấp thụ nước và dinh dưỡng tốt.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá APE

Thông tin chi tiết

Thương hiệuĐT02
Xuất xứ thương hiệuViệt Nam
Modelnấm đối kháng trichoderma 500g
Kích thước15x18x3cm
SKU4098757690328
Liên kết: Set 5 miếng mặt nạ chanh Real Nature Lemon The Face Shop

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1