Phân chì Nhật Hi Control 14-13-13 200g (cân lẻ)
Mô tả ngắn
Nhà cửa & Đời sống > Làm vườn > Phân bón || Phân chì Nhật Hi Control 14-13-13 200g (cân lẻ)Còn hàng
So sánh giá ×
- Giao hàng toàn quốc
- Được kiểm tra hàng
- Thanh toán khi nhận hàng
- Chất lượng, Uy tín
- 7 ngày đổi trả dễ dàng
- Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ
Giới thiệu Phân chì Nhật Hi Control 14-13-13 200g (cân lẻ)
Tại sao phải sử dụng phân tan chậm?– Không có thời gian pha phân và tưới.
– Tưới phân bằng nước, nếu pha không cẩn thận (quá liều), cây sẽ bị “sốc” ngay. Nếu dùng phân tan chậm quá liều thì có thể điều chỉnh sau đó vài ngày.
– Tưới phân bằng nước yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Điều đó gây khó khăn cho người mới vào trồng và người không rành kỹ thuật.
– Và điều quan trọng nhất là: nếu cây được ăn phân hàng ngày, thì cây sẽ phát triển thật mạnh mẽ, vượt bật, có thể gấp 2-5 lần cây khác. Chỉ có cho cây ăn phân tan chậm qua những lần tưới nước thì mới đáp ứng được nhu cầu đó (bạn không thể rảnh để tưới phân hằng ngày).
Cách sử dụng ra sao?
– Phân tan chậm chỉ tan khi có nước nhiều làm tiết ra chất phân thấm xuống giá thể và rể. Khi có nước nhiều, nhiệt độ hạ thấp, cây mới hấp thu phân. Thường khi bạn nhập cây từ Thái Lan về, tách sơ dừa ra thì thấy giửa lỏi có những hạt phân tan chậm, nhìn trong giống như trứng sâu (vì bỏ vào nơi ẩm ướt nên phân tan ra hết, chỉ còn màu trắng trong). Thái Lan không bao giờ bỏ phân lên mặt như chúng ta thường hay làm.
– Nên gói phân tan chậm vào giấy lạnh (thường dùng trong các bữa ăn), để cho gói phân ướt thường xuyên. Sau đó đặt dưới giá thể (để không bị ánh sáng mặt trời làm khô gói phân). Nên đặt phân ngoài thành chậu, để cho rể lan bò đều khắp chậu ăn phân.
– Nếu bề mặt chậu có giá thể nhuyễn, thì có thể rải lên trên mặt giá thể.
– Trồng sân thượng không nên làm cho chậu lan bốc hơi nước nhanh. Như theo hình là trên bề mặt lan có phủ 1 lớp dớn mềm (khoảng 1-2 cm tùy theo nơi có gió nhiều hay ít). Lúc đó rải phân tan chậm lên cây hấp thu rất mạnh.
– Trồng bằng giá thể ẩm (sơ dừa, than vụn, dớn mềm, dớn cứng vụng,…) làm phát huy rất tốt phân tan chậm.
– Mỗi lần tưới cây nên tưới thật đẫm để phân phát huy hiệu quả.
– Khi thấy phân gần hết thì nên thay phân, thường là 1 tháng. Nếu là mùa nghỉ của cây thì không cần đưa thêm phân (mùa lạnh).
– Cần đưa phân vào đầu, giữa, cuối mùa mưa. Vì đó là mùa sinh trưởng mạnh của cây.
Những điều sai lầm khi sử dụng phân tan chậm:
– Không nên để phân tan chậm gác vào thân cây (làm nóng cây), hoặc treo cao (không có tác dụng).
– Rải phân tan chậm quá nhiều, dễ làm cho cây bị dư phân. Sinh ra nhiều chất mùn, làm dơ chất trồng, nghẽn thoát nước ở chậu.
– Sau 2-3 tháng không thay phân vì quên và thấy phân vẫn còn.
– Tưới ít nước cho cây vì sợ cây bị thối, làm cho phân không đủ nước để tan.
– Rải phân tan chậm khi mới trồng lại cây, hoặc cây chưa ra rể non. Vì khi cây chưa có rể non, có rải phân thì cũng không tác dụng vì cây không hấp thu được.
Giá TADA
Từ khóa
vôigốm sứ sân vườnđất trồng sen đásen đáđất trồng câyviên nén xơ dừaphân bón hoa hồngphân hữu cơphân trùn quếphân trùng quếmen vi sinh xử lí rác hữu cơtricoderma nấm đối khángđất trồng hoa hồngkích rểphân thuốc cho hoa landịch chuốiphân bón cây ăn tráiphân bòđấtphân bón lanphân bón tan chậmphân trùn quế viên nénphân gà hữu cơ nhật bảnđất sạchđạm cáthuốc trừ sâutrichodermaphân bónthuốc b1 thái lan để xịt lanneem oil